Đi tìm đầu đọc CD giá phải chăng
12-06-2013 8:03
HFVN – Với những người mới than cuộc chơi hi-fi, việc tìm kiếm đầu đọc CD tầm tiền có chất lượng tương đối quả không dễ. Bởi đầu đọc giá rẻ thường được các nhà sản xuất thổi phồng đặc tính về âm chất nào đó để che lắp những hạn chế về thiết kế. Đây không hẳn là nhược điểm, nhưng sự “phù phép” này khiến những mẫu máy ít tiền trở nên hấp dẫn và dễ chấp nhận hơn. Dưới nên hấp dẫn và dễ chấp nhận hơn. Dưới đây là một số mẫu CD tầm tiền, được thị trường audio ưa dùng.
Marantz CD5003 (350 USD)
Thuộc dòng sản phẩm bình dân của Marantz nhưng không vì thế mà đầu đĩa CD5003 trở nên mờ nhạt trên thị trường. CD5003 trang bị nhiều linh kiện audio chất lượng cao, có tiếng như bộ chuyển đổi tín hiệu DA CS4392, mô-đun HDAM SÀ và bộ cơ CD rời giúp cải thiện phần nhạc tính của thiết bị. Bộ khung chắc chắn cùng lớp vỏ kim loại giảm thiểu rung chấn khi chơi nhạc.
CD5003 có thể chơi đĩa CD, CD-R/RW, MP3, WMA, với các thông tin như tên nhạc phẩm và ca sĩ trình diễn hiển thị ở màn hình khá rộng nằm giữa mặt tiền. Máy sở hữu nhiều tính năng ch7i nhạc như Pitch control (chỉnh tiết tấu bài hát), Auto Music Scan (tua bài hát) và Quick Replay (chơi một đoạn nhạc nhất định của bài hát). Đáng chú ý nhất là Audio Ex, tính năng này cho phép đầu đĩa chơi nhạc “thuần khiết” bằng việc bỏ qua chức năng Pitch con-trol, tắt tín hiệu đầu ra digital, tắt màn hình FL để thuần thúy truyền tải âm thanh gốc. Các ngõ kết nối chính bao gồm hai ngõ ra digital mạ vàng (quang và đồng trục), hai ngõ ra analog mạ vàng và một cổng cắm headphone. CD5003 được cung cấp dây nguồn rời và thiết bị điều khiển Marantz D-Bus đi kèm.
Sony CDP-CE375 (120 USD)
Khác với Marantz CD5003, Sony CDP-CE375 được thiết kế với khay đĩa có thể chứa cùng lúc 5 đĩa, rất tiện ích cho gười dùng khi muốn chuyển đĩa. CDP-CE375 có nhiều chế độ chơi nhạc như All Discs (chơi tất cả đĩa), một Disc (chơi một đĩa đã chọn), một Disc Shuffle (chơi xáo trộn thứ tự trong một đĩa), All Disc Shuffle (chơi xáo trộn các bài ở các đĩa trong Khay) và Programming (tùy ý đặt thứ tự chơi nhạc). CDP-CE375 có thể chơi các định dạng đĩa CD, CD-R, CD-RW, MP3 và WMA.
Đầu đọc này có thiết bị điều khiển đi kèm song hầu hết phím chức năng để hiệu chỉnh đầu đĩa được bố trí ở mặt tiền như Open/Close (đóng/mở khay đĩa), Power (bật/tắt nguồn), Volume (âm lượng), Disc (chọn đĩa), nguồn (có thể tháo rời), các ngõ kết nối ở mặt sau chỉ có một ngõ a quang digital (để kết nối với các thiết bị kỹ thuật số như ampli kỹ thuật số, bộ chuyển đổi DA, đầu đọc đĩa Mini-Disc) và hai ngõ ra analog để kết nối với ampli.
Harman/Kardon HD90 (900 USD)
Đầu đĩa HD90 ra mắt thị trường đầu năm 2009, với tư cách là “bạn đồng hành” của HK990 (ampli “mạnh” nhất được xuất xưởng từ nhà máy của HK. Để xứng tầm với HK990, HD90 trang bị bộ xử lý số 32-bit, bộ chuyển đổi DA stereo cao cp AD1955 với công nghệ lọc âm thanh số Real-Time Linear Smoothing (RLS, thế hệ IV) cho chất âm trung thực, giàu chi tiết. Mặt sau có ngõ vào kỹ thuật số, ngõ S/PDIF, cổng kết nối analog dọc theo các cổng phono, ngõ kết nối XLR balance và cổng cắm HRS để kết nối đồng bộ với ampli HK, HD90 có thể chơi đĩa CD-R, CD-RW và MP3. Ngoại trừ dải động hạn chế, chất âm của HD90 khá ấn tượng với trung âm trung thực, dải trầm sâu, ấm, dải cao vang, mượt mà.
Cambridge Audio Azur 340C (400 USD)
Tinh tế trong thiết kế và uyển chuyển trong vận hành, Azur 340C tạo ấn tượng đặc biệt với người dùng. Bố cục màn hình, khay đĩa và các phim chức năng ở mặt tiền cũng như các ngõ kết nối ở mặt sau được sắp xếp lô-gic và khoa học. Đồng thời, khay đĩa trượt khi đóng/mở rất nhẹ nhàng. Chất âm khá “thật thà”, nhưng đôi khi cũng “bốc đồng” khi tái hiện âm thanh. Bởi thế, giọng hát của ca sĩ, âm thanh của từng nhạc cụ cũng như tiếng trống tiết tấu của bản nhạc được thế hiện sống động. Ngoại trừ màn hình kém thẩm mỹ bên dưới khay đĩa, 340C xứng đáng là một trong những đầu đĩa CD xuất sắc trong tầm giá rẻ.
Yamaha CD-C600 (299 USD)
Đầu đĩa Yamaha CD-C600 vừa thân thiện gần gũi, vừa mới mẻ, hiện đại với những cải tiến độc đáo và “hợp thời” ở mức giá hấp dẫn. Điểm nổi bật ở CD-C600 là bộ DAC cao cấp, dock kết nối iPod, cổng USB, ngõ in/out IR và giao diện RS-232C. Ngoài ra, CD-C600 cũng ứng dụng công nghệ Pure DirectTM cho chất âm chính xác, trung thực. Công nghệ này khá giống với chế độ Audio Ex được ứng dụng trong đầu đĩa Marantz CD5003, với khả năng tự tắt đầu ra tín hiệu số, tắt màn hình hiển thị và chỉ truyền tải chính xác âm thanh gốc với độ nhiễu được giảm thiểu. Khay đĩa có thể chứa 5 đĩa, chạy các định dạng đĩa CD, CD-R, CD-RW, MP3, WMA và chuyển đĩa cực nhanh với PlayXchange.
Teac CD-P1260 (100 USD)
CD-P1260 là sản phẩm hợp tác giữa Sony và Teac. Đầu đĩa “nồi đồng cối đá” có giá rẻ, chất giọng ổn. Theo đuổi triết lý thiết kế đầu đĩa “thuần túy”, khay đĩa của CD-P1260 chỉ có một đĩa nằm giữa mặt tiền. Đồng thời, đầu đĩa này cũng không trang bị các ngõ in/out kỹ thuật số. Tuy nhiên, với nhiều người nghe, kết nối kỹ thuật số không phải là nhu cầu thiết yếu. Ngoài ra, CD-P1260 sở hữu bộ chuyển đổi DA kép 1-bit với tần số lấy mẫu gấp 8 lần và bộ cơ gắn cố định bên trong thân máy cho khả năng truyền tải tín hiệu âm than ổn định, đồng thời trang bị nhiều kết nối cơ bản như giắc cắm tai nghe (6,3mm), cổng analog audio (1 out). Các tính năng chơi nhạc bao gồm Repeat Play (chơi nhắc lại một bài hát hoặc cả đĩa) và Shuffle Play (chơi xáo trộn thứ tự bài trong đĩa). CD-P1260 hỗ trợ các định dạng đĩa CD, CD-R/RW và MP3. Kén đĩa là nhược điểm của CD-P1260.
NAD C515BEE (300 USD)
C515BEE ra đời đã tạo bước đột phá trong thiết kế và nghệ thuật tái tạo âm thanh của NAD C515BEE thuyết phục người dùng ở mọi góc độ, từ đường nét, hình dáng, màu sắc đến tốc độ vận hành và chất âm. Màn hình, khay đĩa và các phím chức năng được sắp xếp song song tạo thành hàng ngang. Nhờ đó, C515BEE mỏng và tinh tế hơn. Màn hình khá lớn với các ký tự to, rõ ràng và có chế độ giảm ánh sáng màn hình. C515BEE trang bị ngõ ra digital (quang và điện) xếp dọc các ngõ RCA.
Ấn tượng đầu tiên về chất âm của C515BEE là kỹ thuật tái tạo âm chính xác, tạo nên sân khấu âm thanh hoành tráng, cộng với hình âm stereo sống động, mang đến không khí âm nhạc sống động ở ca ba chiều. Thêm nữa, C515BEE còn có “tài” xử lý uyển chuyển các dải âm, cho dải trung ngọt ngào, dải trầm chắc, gọn và dải cao thanh, mượt để từ đó tái hiện đầy xúc cảm âm thanh bản nhạc. Có thể nói, C515BEE có chất giọng mềm mại, ấm áp nhất trong các sản phẩm cùng tấm giá.
Rotel RCD-1520 (1.089 USD)
Giá bán 1.089 USD không rẻ so với đầu đĩa CD thông thường. Nhưng với đẳng cấp và những ưu việt mà Rotel RCA-1520 mang lại, cái giá của đầu đọc này hoàn toàn có thể chấp nhận được.
RCD-1520 hấp dẫn người dùng có thiết kế cân đối và bắt mắt, với màn hình hiển thị và khay đĩa nằm chính giữa mặt tiền, các nút chức năng được bố trí ở hai bên trái/phải rất cân đối. RCD-1520 cũng có “hồ sơ thông số” hoành tráng, với hệ thống cấu kiện cao cấp như bộ chuyển đổi DA Wolfson (đã ứng dụng trong nhiều thiết bị hi-end), bộ khuếch đại thuật toán Burr Brown, bộ cấp nguồn phân đoạn và bộ biến áp hình xuyến lớn. Đó là chưa kể đến cơ chế nhận đĩa nhẹ nhàng và không hề kén đĩa của thiết bị này. Tất cả góp phần tạo nên chất giọng ấn tượng cho RCD-1520 (ngọt ngào, rộng mở), vượt xa nhiều đối thủ cùng tầm giá. Dù âm thanh hơi tiến, nhưng phần nào khiến màn trình diễn tổng thể trở nên mạnh mẽ và sống động hơn. Ngoài ra, chiều sâu hình âm và sự tách bạch của tầng âm cũng đặc biệt gây chú ý. Với RCD-1520, người chơi chỉ cần nhắm mắt và “phó mặc” cho đầu đĩa dẫn lối vào thế giới âm thanh đầy xúc cảm.